Thitruongtoday - Bản tin hàng ngày

7 kiểu người sẽ bị xã hội đảo thải nếu không chịu thay đổi

Sự phát triển của xã hội ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn về năng lực cũng như thái độ của con người. Ở trong một trường sôi động và đầy biến đổi, nếu không tự thay đổi, những kiểu người sau đây sẽ nhanh chóng bị đảo thải ra khỏi “cuộc chơi chung”.

Chậm chạp trước cái mới

Thực tế, ở mỗi phút, mỗi giây, vạn vật đều luôn diễn ra sự chuyển biến. Bất kỳ một hiện tượng, sự việc nào xuất hiện cũng có lý do và tác động riêng của chúng. Cái mới thường phải đối mặt với nhiều khó khăn vì bị hoài nghi và dè dặt. Thế nhưng ái ngại đến mức không quan tâm, không tiếp nhận sẽ đẩy con người vào thế lạc hậu, tụt lùi so với cả một cộng đồng đang nhắm về phía trước mà chạy.

Phản ứng chậm chạp trong việc tiếp cận và thích nghi chỉ khiến một bộ phận người sống ù lì, thu mình về sau để nhường cơ hội cho kẻ khác - kẻ nhanh nhạy với thời cuộc.

Cứng nhắc trong nguyên tắc 8 tiếng

không dành thời gian cho học tập

Không ít người nghiễm nhiên cho rằng tôi chỉ làm việc 8 tiếng, sau 8 tiếng là thời gian để nghỉ ngơi, tôi sẽ dành nó để thư giãn, xem phim, lướt web, thậm chí là ngủ vùi cho hết giờ. Thế nhưng, trong lúc bạn đang an yên với cái thế giới đầy lãng phí về thời giờ thì ngoài kia, họ xem đó là cơ hội, là không gian để cải thiện bản thân. Họ mong hết giờ làm vì sau đó họ được học tập, được tô vẽ tương lai cho mình.

Bạn làm việc 8 tiếng - bạn có hiện tại không mấy lo toan, nhưng bạn học sau 8 tiếng ấy - bạn có hẳn một tương lai rực rỡ. Từ chối việc cải thiện hiểu biết đồng nghĩa với việc từ chối thành công. “An phận thủ thường” sẽ có giá riêng của nó, chẳng thể nào sánh với thành quả đổi lấy bằng thời gian và nỗ lực.

Chỉ muốn dựa vào năng lực cá nhân

Tin vào khả năng của bản thân mình là đúng, nhưng quá tin dẫn đến “đơn phương độc mã” thì chẳng ai ủng hộ. Đó chính là lý do vì sao kỹ năng làm việc nhóm lại được nhiều nhà tuyển dụng đặt ra trong các buổi phỏng vấn. Thành công bền vững phải đến từ sự đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau của một nhóm, một tổ chức. Chẳng ai dám khẳng định tự mình có thể giỏi ở mọi lĩnh vực và giải quyết hoàn hảo mọi vấn đề.

Dễ bị tổn thương

người dễ tổn thương

Vốn dĩ cuộc sống luôn đầy rẫy những biến cố, dù muốn hay không bạn cũng phải chấp nhận nó như một quy luật tự nhiên. Khó khăn, trở ngại sẽ không còn khủng khiếp nếu bạn có cho mình thái độ sống tích cực, sẵn sàng đương đầu để đổi lại bài học cho sự trưởng thành.

Những người quá mong manh, dễ dàng bị tổn thương trước mọi thử thách thường sẽ tìm cách né tránh, lẩn trốn. Cứ thế, sức đề kháng của họ lại càng yếu đuối, khiến họ chẳng còn đủ sức trụ lại với cuộc chiến đang khốc liệt hơn từng ngày.

Tầm nhìn hạn hẹp

Bất kể điều gì, dù lớn hay nhỏ, muốn thành công lâu dài đều phải dựa trên một tầm nhìn xa, một chiến lược vững mạnh. Kiểu người chỉ biết hôm nay, luôn mang cái lợi trước mắt thường sẽ bỏ qua cái gọi là giá trị thật. Sự giới hạn tầm nhìn khó có thể nào giúp họ biết rõ phương hướng để tìm đến chân trời rộng mở hơn.

Thiếu thốn chỉ số tình cảm

vô cảm

Vô cảm và lặng lẽ như một chiếc bóng là mô tả dành cho kiểu người này. Họ không mấy quan tâm đến những người xung quanh và thờ ơ với mọi thứ. Điều này khiến họ đánh mất cơ hội xây dựng sự gắn kết giữ người với người - yếu tố quyết định thành công trên nhiều phương diện.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có chỉ số cảm xúc EQ cao sẽ dễ đạt được tới vị trí cao hơn trong nghịch cảnh.

Ngại thay đổi, trung thành với cái cũ

Đây chính là quan niệm “ăn chắc mặc bền” của phần đa con người hiện nay. Thay đổi khiến họ phải suy nghĩ trước sau, được mất; lo ngại về cái giá không cân xứng.

Nhưng tự hỏi, có bao giờ bạn muốn ăn một thực phẩm hết hạn hay không? Tri thức, sự hiểu biết cũng vậy. Ở một thời điểm nào đó, những gì chúng ta biết đã hết hạn so với sự phát triển và nếu không thay đổi, để chúng ăn sâu dần trong suy nghĩ, rất khó để có thể bắt kịp khi chúng ta đã chậm hẳn 10 nhịp so với người khác.

Xem thêm: